fbpx
Jolie Siam is now a part of Source of Asia XEM THÊM

3 gợi ý để tránh nhân viên “lao đao” vì burnout khi làm việc tại nhà

Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng triệu người trên khắp thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã đột ngột chuyển qua cơ chế làm việc mới – linh hoạt hơn, kết hợp giữa làm việc tại nhà và tại công ty. Tại Việt Nam có thể thấy phổ biến nhất là việc chia đội ngũ thành hai nhóm và thay phiên nhau đi làm tại văn phòng.

Với bối cảnh trên, các nhà quản lý hoặc chủ doanh nghiệp thường sẽ lo ngại về duy trì hiệu suất làm việc của nhân viên.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, điều quản lý hoặc chủ doanh nghiệp nên thực sự quan tâm trong tình huống chưa từng có này là tình trạng kiệt sức của nhân viên (employee burnout)

Nhân viên burnout

Điều doanh nghiệp cần thực sự quan tâm là tình trạng nhân viên kiệt sức khi làm việc tại nhà

Trong bài viết này, Jolie Siam sẽ cùng bạn đi qua các lý do vì sao xảy ra tình trạng kiệt sức, những gợi ý để khắc phục cũng như chia sẻ một vài ví dụ thực tế Jolie Siam đã làm để cùng đội ngũ vượt qua những thử thách này.

Đầu tiên, ai cũng nghĩ làm việc tại nhà thì “sướng” lắm, đâu ngờ thực tế thì nhân viên “lao đao” vì burnout. Vì sao lại như vậy?

I. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng burnout

1. Thiếu tương tác từ đồng đội

Khi “văn phòng” được dời về nhà, nhân viên gần như chỉ ngồi làm việc trước máy tính. Việc thiếu đi những tiếng cười, những lời chào, nói chuyện với nhau, những tương tác thật… trong thời gian dài có thể khiến tâm lý bị tác động đáng kể.

Ngoài ra theo nghiên cứu của tiến sĩ Nilufar Ahmed ( ĐH Bristol, Anh), tuy lý trí có thể hiểu và nghĩ mình thích được làm việc tại nhà nhưng não bộ vẫn chưa kịp thích nghi với cách làm việc trong “xa cách” này, có thể dẫn tới tâm trạng chán nản và căng thẳng.

Nhân viên burnout

Việc thiếu giao tiếp trao đổi với nhau trong thời gian dài có thể gây căng thẳng

2. Đem núi việc về nhà

Khi làm việc tại công ty, nhân viên sẽ có thời gian để lên ý tưởng, quan sát và trò chuyện cùng đồng nghiệp hoặc sếp để nghe ý kiến, quan sát xung quanh và phối hợp với các bộ phận khác nhau.

Khi làm việc tại nhà, khả năng cao trước mặt sẽ là một núi to-do-list (những công việc phải làm). Hầu hết nhân viên sẽ cảm thấy rất kỳ cục nếu chỉ hỏi một câu hay kể một câu chuyện nhỏ vui cho đồng nghiệp mà cũng phải gọi Zoom. Ai cũng sợ làm phiền hoặc làm mất thời gian của người khác, nên hầu hết sẽ quay lại tập trung vào “núi việc” trước mắt.

nhân viên lễ tân

Khi ở nhà làm việc thì trước mặt chỉ là máy tính và to-do list

3. Sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa quản lý và nhân viên

Khi nhân viên làm việc tại nhà không có mục rõ ràng, chính họ sẽ bị áp lực rằng họ có thể đang làm việc không hiệu quả nên càng cố gắng làm nhiều việc hơn.

Việc này kéo dài sẽ khiến nhân mệt mỏi và tâm trạng trở nên cáu bẳn. Từ đó có thể dẫn đến tỉ lệ nhân viên xin nghỉ việc cao hơn.

 

nhân viên lễ tân

Sự hỗ trợ của quản lý/chủ doanh nghiệp để giúp nhân viên tập trung vào việc quan trọng là rất cần thiết

Như vậy, trong bối cảnh mọi thứ đã thay đổi và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục dù cho đại dịch có còn tiếp diễn hay không, làm thế nào để người sử dụng lao động cũng như nhà quản lý có thể giúp đỡ nhân viên của mình? Từ đó, giúp năng cao hiệu suất công việc cũng như hạn chế tỉ lệ nghỉ việc ở công ty?

II. Giải pháp hạn chế tình trạng burnout khi làm việc tại nhà

Dựa trên những bài nghiên cứu gần đây là một vài gợi ý để chúng ta cùng tham khảo:

1. Cố gắng duy trì hoạt động vật lý và xã hội

Trong bài xuất bản gần đây, Blake Ashforth (ĐH Arizona State) có đề nghị mọi người cố gắng duy trì các hoạt động như khi đi làm văn phòng bình thường.

Ví dụ: Luôn mặc quần áo đi làm và chuẩn bị chỉn chu khi ngồi vào bàn làm việc, có thể cố gắng đi bộ một chút trước khi bắt đầu làm việc.

nhân viên lễ tân

Mặc trang phục chỉn chu khi làm việc ở nhà giúp bạn tập trung và hiệu suất hơn

2. Duy trì ranh giới giữa làm việc và cuộc sống

Có thể khoảng 9h cho đến 5h không còn lý tưởng, thì bạn có thể thay thế vào một khoảng thời gian khác nhưng hãy cố gắng cố định nó.

Từ đó, đồng nghiệp cũng sẽ dễ dàng phối hợp với bạn. Song song, thời gian với gia đình cũng không bị ảnh hưởng.

nhân viên lễ tân

Duy trì ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân là quan trọng

3. Tập trung vào việc quan trọng

Khi làm việc ở nhà, nhân viên thường cảm thấy phải cho quản lý thấy được hiệu suất công việc dẫn đến họ hay làm những việc cấp bách hơn thay vì những việc quan trọng. Đây là cách làm phản tác dụng về lâu dài.

Cần có sự phối hợp giữa quản lý và nhân viên để xác định đâu là những việc quan trọng cần tập trung. 

nhân viên lễ tân

Tập trung, tập trung, tập trung luôn là bí quyết cho mọi công việc

Chúng ta đã tìm hiểu lý do khiến nhân viên kiệt sức khi làm việc tại nhà cũng như những gợi ý khắc phục từ các nghiên cứu gần đây. Hãy cùng tham khảo thêm một số hoạt động thực tế đã được áp dụng tại Jolie Siam nhé!

III. Hoạt động thực tế tại Jolie Siam

1. Chiến dịch tặng rau

Trong lúc dịch vẫn đang bùng phát, nghe tin shipper giao hàng trở lại, các anh chị nhân sự nhà Jolie Siam lập tức triển khai hoạt động gửi rau củ quả tiếp thêm năng lượng tích cực và “làm giàu” tủ lạnh cho các thành viên.

Trong các phần quà còn có những tấm postcard được đính kèm ngẫu nhiên. Ấy là những dòng tâm tư và hình ảnh do chị Lê Thanh Tú – CEO tại Jolie Siam tự tay họa màu, nắn nót từng chữ. Mục đích là muốn khích lệ tinh thần của đội ngũ nhân viên, tiếp tục sứ mệnh dịch vụ nụ cười của Jolie Siam.

nhân viên lễ tân

Một trong những chiến dịch cực kỳ thành công tại Jolie Siam

Có thể bạn quan tậm: >> Bài toán nhân sự mùa dịch và món quà nhỏ từ đội ngũ Jolie Siam

2. Story Bucket mỗi thứ Tư hằng tuần online

Mục đích dù dịch hoành hành nhưng team không hề “chia xa”, các hoạt động chia sẻ tri thức, cùng nhau thảo luận và lên những ý tưởng mới vẫn diễn ra như bình thường. Tất cả nhằm tạo một sự tương tác, giữ sự kết nối đội nhóm và liên tục cập nhật tình hình của nhau.

 

nhân viên lễ tân

Cả team vẫn vô cùng háo hức để “chặt chém” nhau mỗi dịp thứ Tư đến dù là online!

Như trên là một vài gợi ý để giúp nhân viên có thể chuẩn bị tốt hơn khi làm việc tại nhà. Cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc. Hạn chế tình trạng kiệt sức và nghỉ việc xảy ra.

Jolie Siam vẫn luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ, chia sẻ cùng các anh/chị để chung tay xây dựng môi trường làm việc bình thường mới hiệu suất và tràn ngập tiếng cười. 

Nếu bạn có đang cần một cánh tay, đừng ngại ngần liên lạc Jolie Siam nhé.

Nguồn tham khảo: Giurge, L. M., & Bohns, V. K. (2020). 03 tips to avoid WFH burnout. Harvard Business Review.

Những bài viết khác có thể bạn quan tâm:

>> Gợi ý 5 món quà Tết thiết thực cho nhân viên

>> Dịch vụ nhân sự thuê ngoài: Chọn đúng đối tác – chọn thành công