fbpx
Jolie Siam is now a part of Source of Asia XEM THÊM

Bật mí bí mật: Đọc vị tính cách người đối diện theo mô hình Job test D.I.S.C

Vì sao bạn cảm thấy bị “khớp” khi giao tiếp với người đối diện? Sao bạn thể hiện năng lực rất tốt nhưng lại không đáp ứng tốt về văn hóa của công ty? Đó là lúc bạn cần nắm bắt được mô hình D.I.S.C – công cụ nâng cao kỹ năng giao tiếp để không chỉ giúp né tránh những tình huống khó xử, đặc biệt là khi teamwork, mà còn thu phục chân tâm của người đối diện và hiểu bản thân hơn.

Cùng Jolie Siam tìm hiểu về mô hình này nhé. Đây cũng là phần nội dung cơ bản của workshop “D.I.S.C – Learn about yourself” được tổ chức bởi Jolie Siam đấy. Bên cạnh đó, D.I.S.C hiện nay đã trở thành công cụ được gọi là job test giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên phù hợp với môi trường, văn hóa doanh nghiệp hay không.

Job test - Jolie Siam

Bạn thử đoán xem tính cách của từng người thông qua cử chỉ và chân dung của 4 bạn này

Bài viết liên quan:

1. Mô hình D.I.S.C là gì?

D.I.S.C là bài trắc nghiệm được phát triển bởi luật sư – nhà tâm lý học William Moulton Marston vào năm 1928. Đây cũng chính là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học về cảm xúc con người nổi tiếng nhất của ông.

Tuy nhiên, người hoàn thiện bài trắc nghiệm này là nhà tâm lý học Walter Clarke năm 1956 bằng cách đưa ra bản danh sách các tính từ miêu tả chính xác bản thân người tham gia. Đây chính là kết quả nghiên cứu nhiều năm để không chỉ đọc vị bản thân mà còn thấu hiểu hơn những đặc điểm tâm lý cơ bản của người khác.

Tóm lại, D.I.S.C là mô hình giúp phân tích và xác định tính cách thông qua việc quan sát hành vi và cảm xúc người đối diện. Đây sẽ là công cụ giúp bạn tìm ra được xu hướng hành vi, phong cách hoạt động thường ngày, phương pháp giao tiếp phù hợp và cách phản ứng với những vấn đề khác nhau của không chỉ mình mà còn với mọi người xung quanh..

Mô hình D.I.S.C giúp bạn hiểu rõ được xu hướng hành vi, tính cách và cách phản ứng của mỗi người trước mọi tình huống

2. 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Dựa theo lý thuyết của D.I.S.C, con người chúng ta được quy tụ vào 4 nhóm tương ứng với từng chữ cái của tên mô hình: Dominance (thống trị), Influence (ảnh hưởng), Steadiness (kiên định), Conscientiousness (tuân thủ).

2.1. Nhóm người Thủ lĩnh (D – Dominance)

Đây là nhóm người mang tính cách có khả năng lãnh đạo, quyết đoán, mạnh mẽ, hiếu chiến và tập trung cao độ. Người thống trị sẽ quan tâm đến kết quả, hành động dứt khoát, sẵn sàng chấp nhận những rủi ro và yêu thích thử thách.

Tuy nhiên, nhóm người này sẽ có phần vô cảm, không có sự kiên nhẫn với từng chi tiết nhỏ và khó thể hiện quan tâm với người khác. Nếu họ bị mất tiếng nói hay vị thế trong tập thể, họ sẽ cảm thấy bị áp lực và “đe dọa”. Để phát triển kỹ năng giao tiếp với những người thuộc nhóm này, bạn cần đưa ra những câu trả lời, câu hỏi tường minh, súc tích, tránh lan man và đưa ra giải pháp cụ thể, thay vì trình bày lý do dông dài.

Đây là nhóm thể hiện rõ tố chất lãnh đạo và luôn có sự chủ động tích cực

2.2. Nhóm người tạo ảnh hưởng (I – Influence)

Đây là nhóm mang đến năng lượng tích cực, được mọi người yêu quý vì tính cách cởi mở, hoạt bát và thân thiện. Những người thuộc nhóm này thường là ngôi sao của các cuộc hội họp, có uy tín cực kỳ cao trong một tổ chức và sở hữu đường dây quan hệ rộng với hầu hết mọi người trong công ty.

Cũng chính vì vậy, nếu lỡ có cho họ “ăn bơ” hay bị từ chối, họ sẽ suy nghĩ theo hướng bi quan ngay lập tức. Nhược điểm của họ là sẽ thiếu sự tổ chức, thích làm theo ý thích bản thân, dễ dàng mất tập trung và gặp khó khăn khi bị kiểm soát sát sao.

Do đó, để nâng cao kỹ năng giao tiếp với nhóm người tạo ảnh hưởng, bạn cần giữ vững được nụ cười tỏa nắng trên môi, mở màn bằng lời khen, những mặt tích cực và đừng mất kiên nhẫn chờ đợi họ đặt câu hỏi hay trả lời. Hơn thế nữa, khi khuyên giải, bạn hãy đưa ra hướng giải quyết bằng cách chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm của bản thân để không tạo ra sự áp lực hay áp đặt với người thuộc nhóm I.

Nhóm I được mọi người yêu quý vì tính cách thân thiện, thích náo động cuộc vui của bản thân

2.3. Nhóm người kiên định (S – Steadiness)

Nhóm S là những người bình tâm giữa dòng đời vạn biến và có khả năng lắng nghe tốt, khiêm tốt, thật thà. Họ có tính cách cẩn trọng vô cùng cao, coi trọng chữ tín, sự chân thành và không biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài. Do đó, trong môi trường công sở, nhóm người này có hứng thú với những nơi công nhận thành tích cá nhân và yêu thích công việc có hệ thống, lặp đi lặp lại theo quy trình.

Họ sẽ không thích sự thay đổi, dù chỉ là việc nhỏ nhất và khó giải quyết trước những tình huống bất ngờ, thiếu chắc chắn. Họ cũng gặp khó khăn với các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông, có tính hướng nội và ghét bị xúc phạm.

Nhóm S thích những người đồng nghiệp, đối tác mang đến sự tin tưởng, rõ ràng và thoải mái bên cạnh. Do đó, khi có cơ hội làm việc cùng, bạn cần nhanh chóng gõ vào cửa trái tim, lấy được sự tin tưởng để họ mở lòng sớm.

Bên cạnh đó, bạn hãy cung cấp đầy đủ yêu cầu, làm rõ thông tin và mục tiêu cần đạt được ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ. Nếu có sự thay đổi trong quá trình làm việc, bạn nên nhẹ nhàng và từ tốn giải thích cặn kẽ lý do điều chỉnh, cố gắng không ép deadline gấp để họ cảm thấy thoải mái với “sự lệch khỏi quỹ đạo” này.

Nhóm S thường được nhà tuyển dụng tin tưởng ở các vị trí liên quan đến bảo mật thông tin vì tính cách trung thực và ổn định

2.4. Nhóm người tuân thủ (C – Compliance)

Đặc điểm nổi trội nhất của nhóm này chính là khả năng hệ thống hóa, làm việc theo kế hoạch và có tính chính xác cực kỳ cao. Bởi vì phong cách làm việc thiên về tính tỉ mỉ, chi tiết và cầu toàn. Do đó, nhóm C nên chú ý đến các công việc cần tính chỉn chu và chính xác khi tìm việc làm.

Những người thuộc nhóm tính cách này có thiên hướng quan tâm đến vấn đề trau dồi năng lực chuyên môn hơn là việc tụ tập, tám chuyện. Họ thiên về phát triển công việc theo chiều dọc, thay vì chiều ngang, mang tính bao quát. Ngoài ra, trong cuộc họp, họ luôn nằm ở thế trung lập, giữ vững quan điểm khách quan từ đầu đến cuối.

Cũng chính vì những tính cách trên mà họ rất ghét bị sai, chỉ trích hay bắt lỗi. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ cảm thấy cách nói chuyện của nhóm C tương đối máy móc và khó kéo họ ra khỏi bàn làm việc mỗi khi họ đã nhập cuộc. Đối với những quyết định nhanh chóng thì đây không phải là sở trường của họ.

Biểu hiện của người nhóm C rất dễ nhận ra, thậm chí không cần đến bài job test. Khi “nhóm C” bắt đầu công việc, bạn đừng cố gắng rào trước đón sau hay bàn ra, mà cần chú tâm vào nội dung chính của cuộc thảo luận. Bên cạnh đó, hãy điều hòa cảm xúc của chính mình, hạn chế bắt lỗi tiểu tiết để cuộc tranh luận “ra ngô ra khoai” và được lòng cả đôi bên.

Những công việc thiên về tính toán chi tiết sẽ phù hợp với nhóm người này

3. Tầm quan trọng của DISC trong cuộc sống

3.1. Đối với chính bản thân

Job test D.I.S.C chính là một trong những công cụ hiệu quả để khám phá bản thân, dẫn lối giúp bạn chinh phục và trở nên xuất sắc trong kỹ năng làm việc, giao tiếp. Từ việc nắm bắt rõ bản thân thuộc nhóm tính cách nào, điểm mạnh điểm yếu ra sao, bạn cũng sẽ xác định chính xác hơn công việc mình muốn đảm nhiệm và đề ra các kế hoạch phát triển, khắc phục điểm cần cải thiện hiệu quả.

Lợi ích chưa dừng ở đó, bạn cũng sẽ tìm được phương án kiểm soát cảm xúc và điều phối hành vi của bản thân trước những tình huống “mắc kẹt” trong cuộc sống, công việc. Từ đó, bạn cũng xây dựng được hình ảnh tự tin, tinh tế và cảm thông trong giao tiếp.

Hiểu về các nhóm D.I.S.C là cách để bản thân tự tin hơn cũng như nhanh chóng tìm được môi trường, văn hóa phù hợp với mỗi người

3.2. Trong các mối quan hệ nói chung

Hiểu một ai đó – bạn sẽ thấu được lý do vì sao người ta có cách cư xử như vậy. Bạn sẽ biết được ở từng nhóm người sẽ có cách “đối nhân xử thế” riêng. Từ đó, bạn cũng xây dựng được kỹ năng giao tiếp và củng cố mối quan hệ chất lượng hơn.

Ứng dụng D.I.S.C trong mọi mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày giúp ta hành xử một cách khôn khéo và luôn vui vẻ, tích cực với mọi đối tượng tiếp xúc. Những cuộc xung đột, bất đồng, cãi vã sẽ được tối thiểu hóa, tránh mất thời gian đôi bên lại chẳng đi đến đâu.

Gánh nặng làm việc nhóm sẽ giảm thiểu tối đa nếu bạn hiểu hơn về bản thân và người khác

3.3. Trong công việc.

Bên cạnh việc thấu hiểu bản thân, nắm rõ được mô hình D.I.S.C là tiền đề của việc xây dựng đội nhóm hiệu quả, vừa có thể teamwork dễ dàng và teamplay hòa hợp. Chính vì vậy, môi trường làm việc cũng “dễ thở” hơn bằng cách nhận ra nhu cầu giao tiếp và sự khác biệt của người khác.

Bạn có thể tận dụng khả năng, điểm mạnh của từng người và biết cách phối hợp tốt với mọi người trong công ty thông qua job test này. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng thay đổi và ứng biến với nhiều kiểu người khác nhau khi giao tiếp trong công việc. Ấn tượng hơn chính là chỉ trong 10 giây, bạn đã suy đoán được hành vi của khách hàng, từ đó tư vấn những giải pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu chuẩn chỉnh.

Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn hãy đến gặp chuyên gia về Tâm lý học, mô hình D.I.S.C của Jolie Siam

Những ứng dụng kể trên chính là giá trị bạn nhận được khi tham gia workshop “D.I.S.C – Learn about yourself” của Jolie Siam. Đây chính là lớp học cung cấp lý thuyết và thực hành vô cùng chất lượng, giúp nhận biết hành vi người đối diện và hiểu hơn về bản thân bằng mô hình D.I.S.C. Hiện nay, HR, lễ tân, chăm sóc khách hàng hay các bạn trẻ fresher muốn khám phá về nội lực của bản thân cũng như trau chuốt cách giao tiếp của mình thì đừng ngần ngại liên hệ Jolie Siam đăng ký tham gia nhé.

Job test - Jolie Siam

Tham gia lớp học D.I.S.C của Jolie Siam để tường tận hơn về mô hình và cách áp dụng vào thực tiễn

Cánh cổng sở hữu bí kíp giao tiếp tuyệt đỉnh từ mô hình job test D.I.S.C tại Jolie Siam là: https://joliesiam.teachable.com/p/disc-learn-about-yourself.

Đồng thời, bạn có thể ghi danh tham gia lớp học DISC của Jolie Siam để khám phá thêm nhiều khía cạnh mới của bản thân và mọi người xung quanh nhé!