fbpx
Jolie Siam is now a part of Source of Asia XEM THÊM

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí lễ tân và gợi ý trả lời

Nhân viên lễ tân là vị trí công việc đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống nhanh. Chính vì vậy khi nói đến việc thuê một nhân viên lễ tân, các nhà tuyển dụng không chỉ tìm ứng viên có thể làm công việc đó mà còn tìm kiếm người có thể đại diện cho bộ mặt và danh tiếng của công ty theo cách tích cực nhất có thể. Do đó, nếu muốn nắm bắt cơ hội trong công việc này, bạn cần chuẩn bị thật kỹ cho các câu hỏi phỏng vấn nhân viên lễ tân phổ biến nhất.

Để dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn, các bạn hãy cùng Jolie Siam theo dõi Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí lễ tân và gợi ý trả lời dưới đây nhé!

Bài viết liên quan:

1.1. Bạn nghĩ vị trí lễ tân có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn xem trình độ hiểu biết cơ bản về vị trí lễ tân mà ứng viên đã tìm hiểu. Ngoài ra,dựa vào mỗi câu trả lời, họ còn đánh giá được bạn có nhận thức về trách nhiệm, vai trò về công việc của bạn như thế nào.

Vị trí lễ tân có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp?

Câu hỏi về độ tìm hiểu về vị trí công việc lễ tân của ứng viên

Vì thế bạn có thể trả lời như sau: “Tôi cho rằng bộ phận lễ tân là gương mặt đại diện của doanh nghiệp và đảm nhận vai trò tiếp đón khách hàng, giải quyết vấn đề khúc mắc cho khách hàng. Không chỉ vậy, người lễ tân còn có trách nhiệm đem lại sự thoải mái, tin tưởng nhất cho khách hàng và kết nối chặt chẽ hơn về mặt nội bộ công ty. Sự phục vụ chu đáo của bộ phận lễ tân sẽ giúp củng cố thương hiệu doanh nghiệp với đối tác.” 

1.2. Hãy kể cho tôi nghe một tình huống bạn đã xử lý khi gặp phải khách hàng giận dữ?

Câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu về việc xác định khả năng giải quyết vấn đề bao gồm kỹ năng xử lí tình huống và nhìn nhận mức độ của từng vấn đề. 

Trên thực tế, rất nhiều người có thói quen cư xử kỳ lạ, gây bực bội. Đặc biệt là với những công việc cần giao tiếp nhiều như nhân viên lễ tân, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Không dễ gì để một nhân viên có thể tiếp đón những khách hàng khó tính như vậy, thậm chí còn phải giữ thái độ tươi tắn và chuyên nghiệp.

Chiến lược tốt nhất để trả lời câu hỏi này là: Thái độ, cảm xúc của bạn khi trả lời rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc rút kinh nghiệm để tránh xảy ra trường hợp tương tự cũng rất được quan tâm trong câu trả lời của bạn.

xử lý tình huống khi gặp phải khách hàng giận dữ

Câu hỏi xử lý tình huống luôn có trong buổi phỏng vấn

Ở câu hỏi này tốt nhất là kể ra một câu chuyện vừa mang tính chân thật nhưng phải khéo léo, gợi ý của Jolie Siam như sau:

“Tôi nhớ trong quá trình trực tại quầy lễ tân, có một vị khách đã đến và có lớn tiếng đòi gặp Giám đốc công ty bằng mọi mực. Ban đầu, tôi có hơi giật mình, nhưng sau đó tôi đã bình tĩnh lại vì nghĩ rằng thái độ của mình có thể tác động đến trạng thái tâm lý của người đó.

Tôi đã áp lại sau khi lắng nghe vấn đề của vị khách đó bằng giọng nói đều đều và vẫn giữ nguyên nụ cười trên môi. 

Tôi nghĩ rằng phản ứng như vậy sẽ giúp cuộc nói chuyện không trở nên căng thẳng hơn. Cuối cùng, tôi giải thích rằng Giám đốc đang đi công tác, và sẽ liên lạc lại với khách hàng ngay khi trở về.

May thay, sau đó người này đã bình tĩnh lại và xin lỗi về thái độ có chút cọc cằn của mình. Khi chào để rời đi, ông ấy có vẻ hài lòng.

Tôi cho rằng sự kiên nhẫn, tự tin là những kỹ năng quan trọng với nhân viên lễ tân. Không thể tránh được tình huống phát sinh, nhưng tôi có thể chọn cách phản ứng chuyên nghiệp, hiệu quả nhất. Tôi tin rằng mọi sự việc đều có cách giải quyết phù hợp nhất“.

1.3. Làm thế nào để bạn có thể vừa tiếp khách, vừa nghe điện thoại và xử lý các công việc giấy tờ liên tục ập tới?

Với câu hỏi này, bạn đừng vội trả lời khi chưa suy nghĩ thấu đáo, nhà tuyển dụng muốn biết xem khả năng sắp xếp thời gian và công việc của bạn như thế nào.Bạn có thể trả lời theo gợi ý sau để có được ấn tượng tốt đối với phía tuyển dụng:

Theo suy nghĩ của tôi, lễ tân là một nghề đặc thù sẽ không thể biết trước toàn bộ những việc cần phải làm trong ngày, cho nên việc chia nhỏ thời gian theo đầu việc là rất khó khăn. Chính vì vậy tôi sẽ ưu tiên những đầu việc có tính gấp gáp, được cấp trên chỉ định hay khách hàng vip yêu cầu trước, sau đó mới tiến hành giải quyết những đầu việc ít quan trọng hơn.

Ngoài ra thời điểm nhiều task ập tới, tôi thường cố gắng làm nhanh nhất có thể đối với mỗi đầu việc khi cần giải quyết.”

khả năng sắp xếp thời gian và công việc của lễ tân

Sắp xếp thời gian và công việc là kỹ năng cần có

1.4. Một nhân viên lễ tân phải làm gì để quản lý hệ thống thông tin liên lạc của văn phòng một cách an toàn nhất?

Đảm bảo hệ thống liên lạc giữa các phòng ban trong công ty là một trong những nhiệm vụ chính của nhân viên lễ tân hành chính. Đây không hẳn là câu hỏi tình huống cụ thể mà chính xác hơn, đây cũng là một câu hỏi để đánh giá trình độ và khả năng quản lý, sắp xếp công việc của ứng viên.

Trong trường hợp này nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu việc bạn có sự tập trung cần thiết và biết mình cần làm những gì để xây dựng quan hệ và kết nối với nhân viên công ty không?

Gợi ý trả lời cho câu hỏi này như sau: “Tôi chắc chắn rằng khi mọi người đến quầy trực ủa tôi, họ sẽ có được những thông tin cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp đó là thông tin không liên quan đến công việc, tôi sẽ từ chối trả lời một cách khéo léo. Tôi hiểu rằng môi trường văn phòng tương đối phức tạp, do đó, sự bảo mật thông tin cũng quan trọng như việc duy trì sự kết nối tích cực.

Giả sử tôi sẽ không nói với các nhân viên trong công ty rằng Giám đốc hoặc cấp trên của công ty đang đi công tác ở đâu, trừ khi tôi được cho phép thông báo. Chuyên nghiệp là một trong những phẩm chất hàng đầu cần có của nhân viên lễ tân”.

1.5. Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây cũng là câu hỏi kinh điển mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng hỏi ứng viên trong các buổi phỏng vấn. Cũng với ý nghĩa câu hỏi đó, nhà tuyển dụng còn hỏi nhiều câu tương tự như lý do nghỉ việc công ty cũ? tại sao chuyển công ty? điều gì khiến bạn nghỉ việc ở công ty trước? Nếu ứng viên biết tận dụng câu hỏi này để trả lời một cách thông tin chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Câu hỏi tìm hiểu về quá trình làm việc từ công ty cũ

2. Tips nhỏ cho quá trình phỏng vấn suôn sẻ

  • Thứ nhất, tìm hiểu thật kỹ về văn hoá doanh nghiệp từ đó lựa chọn trang phục, phong thái cho phù hợp.Hãy chú ý về đầu tóc, nên áp dụng tính gọn gàng ngăn nắp từ trong ra ngoài. Nên trang điểm nhẹ nhàng và lực chọn trang phục lịch sự khi đến phỏng vấn nhé!
  • Thứ hai, chuẩn bị kỹ càng kiến thức chuyên môn, bổ sung kỹ năng nghiệp vụ quan trọng phù hợp với vị trí lễ tân hành chính như trình độ tiếng Anh, tin học văn phòng, kỹ năng xử lý tình huống… Khi phỏng vấn hãy chú ý cung cấp các thông tin và trả lời câu hỏi một cách trung thực, đặc biệt với các số liệu thành tích hay thông tin kinh nghiệm.
  • Thứ ba, nên đến sớm trước giờ hẹn phỏng vấn ít nhất là 10 – 15 phút, trong thời gian đó bạn có thể chỉnh lại trang phục, xem lại hình thức, lấy lại bình tĩnh và sự tự tin trước khi vào phỏng vấn.
TÁC PHONG VÀ TRANG PHỤC GỌN GÀNG SẼ TẠO ẤN TƯỢNG TỐT

Tips cho quá trình phỏng vấn suôn sẻ

Đừng quên vị trí lễ tân rất quan trọng về phong thái, vì vậy hãy luôn giữ một nụ cười thân thiện trên môi trong quá trình gặp gỡ và trả lời các câu hỏi phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng nhé!

3. Vài câu hỏi bạn nên đặt cho nhà tuyển dụng

Trên thực tế, trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên có thắc mắc hoặc đặt câu hỏi gì cho mình không. Nhiều ứng viên đã chọn cách trả lời không, nhưng đa số chúng ta đều biết việc đặt câu hỏi ngược lại sẽ thể hiện rằng bạn có hứng thú và đã tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan đến vị trí lễ tân ở doanh nghiệp này.Hãy tham khảo và chuẩn bị những câu hỏi cho nhà tuyển dụng để vừa gây ấn tượng, vừa đáp ứng được thắc mắc cá nhân.

– Tôi có thể học được thêm các kỹ năng và nghiệp vụ gì khi được nhận vào vị trí lễ tân tại công ty?

– Công ty có tạo điều kiện về các lớp học kỹ năng cho lễ tân không?

– Một nhân viên lễ tân có thể thăng tiến lên cấp cao hơn ở công ty không?

Ngoài ra bạn cũng có thể trao đổi một cách kỹ càng hơn về công việc hay những thắc mắc của bạn về văn hoá của công ty.

luôn giữ nụ cười từ đầu đến kết thúc phỏng vấn

Nụ cười tươi tắn đến khi kết thúc phỏng vấn sẽ tạo ấn tượng tốt nhất

Vị trí lễ tân có thể được coi là cấp độ đầu vào, nhưng nó cũng có thể là bước đầu tiên để thăng tiến lên các vị trí khác trong công ty. Một nhà tuyển dụng sẽ rất hay bị thu hút bởi các ứng viên tiềm năng là một người tự tin, thân thiện và luôn giữ được phong thái bình tĩnh.

Jolie Siam mong rằng bài viết này đã đem lại được những gợi ý giúp bạn hoàn thành tốt nhất buổi phỏng vấn của mình và mang lại thành công cho bản thân. Mến chúc bạn thật nhiều sức khỏe và nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác. Đừng ngại liên lạc ngay Jolie Siam để được giải đáp nhé!

Liên lạc ngay!